11 gia vị truyền thống cho món ăn chuẩn vị Hàn
Một trong nhiều yếu tố tạo nên đặc trưng của nền ẩm thực Hàn Quốc đó chính là các loại gia vị truyền thống. Hãy cùng PATO khám phá 11 gia vị truyền thống của Hàn Quốc nhé!
NỘI DUNG CHÍNH [Ẩn]
Xì dầu Hàn Quốc (Ganjang)
Joseon Ganjang hay còn được gọi là Guk-ganjang là loại nước tương làm từ đậu nành kết hợp cùng muối và nước được ủ và lên men trong vòng 1 năm.
Joseon Ganjang, nhất là loại nước tương được làm thủ công sẽ có vị đậm đà so với các loại nước tương khác nhưng vẫn giữ được vị thanh và có độ mặn vừa phải vì vậy Josoen ganjang thường được dùng cho các món xào, trộn, rim.
Tương đậu lên men (Doenjang)
Khác với Ganjang, Doenjang là loại tương bột, lên men từ đậu nành thường có màu sẫm và mùi đậm hơn miso. Đặc biệt, Doenjang không có vị hăng của bột đậu đen.
Doenjang có vị mặn, ngọt hoà trộn với nhau thường được dùng để pha chế các loại nước sốt chấm hoặc làm gia vị ướp đồ ăn. Ngoài ra, Doenjang còn là gia vị quan trọng không thể thiếu trong một số món canh, súp và có thể dùng kèm với các loại phô mai lâu năm.
Tương ớt Hàn Quốc (Gochujang)
Gochujang là loại tương ớt có tuổi đời nhỏ hơn so với các loại tương khác của Hàn Quốc. Thành phần tạo nên Gochujang gồm có ngũ cốc, gochugaru, bột meju và muối.
Gochujang có vị ngọt tự nhiên từ ngũ cốc lên men nên thường dùng cho những món sốt như: Bibimbap, tokbokki hoặc được dùng để làm nước chấm. Đây được xem là loại gia vị đặc trưng của Hàn Quốc và lọt top các loại gia vị được xuất khẩu nhiều nhất tại Hàn.
Tương chấm thịt nướng (Ssamjang)
Ngoài kimchi, tokbokki, kimbap thì thịt nướng cũng là một món ăn quốc dân của Hàn Quốc. Để làm nên sự đặc biệt của món thịt nướng thì Ssamjang đóng một vai trò rất quan trọng.
Ssamjang không mất thời gian để ủ hay đợi lên men như các loại tương khác mà được trộn giữa Gochujang và Doenjang cùng với hành, tỏi băm và đường nâu. Ssamjang rất dễ làm và bạn có thể tuỳ ý biến tấu theo sở thích và khẩu vị của bản thân.
Ớt bột Hàn Quốc (Gochugaru)
Hàn Quốc có mùa đông rất khắc nghiệt, để chống chọi với cái lạnh mùa đông thì ớt như một món ăn giúp con người sưởi ấm từ bên trong. Ẩm thực Hàn Quốc rất ưa chuộng ớt bột. Ớt bột của Hàn Quốc không cay gắt, hăng nồng như ớt bột Việt Nam nhưng có độ nóng lâu hơn và có chút vị ngọt.
Ẩm thực Hàn Quốc chia ớt bột làm hai loại: Ớt vảy (Ớt bột thô), ớt bột mịn. Ớt vảy thường được dùng để muối kimchi, thêm vào lẩu, súp còn ớt bột mịn thường dùng để làm tương Gojuchang hoặc để tạo màu cho các món ăn.
Tỏi băm
Tỏi cũng là một gia vị được sử dụng nhiều trong ẩm thực Hàn Quốc. Để tiện lợi hơn trong quá trình nấu nướng thì người Hàn thường bóc và nghiền tỏi với số lượng lớn sau trong một lần sau đó trữ đông vào tủ lạnh để dùng dần cho các lần sau.
Daepa
Daepa là loại hành lá có kích thước to hơn so với các loại hành lá thường được dùng trong ẩm thực Việt Nam. Daepa có mùi hấp dẫn hơn và thường được dùng chung với tỏi.
Daepa thường được chia làm hai phần với nhiều tính năng sử dụng khác nhau. Phần thân màu trắng và xanh lục nhạt thường có vị ngọt để làm gia vị và phần lá thường màu xanh đậm có mùi thơm để nấu súp.
Hạt mè rang
Gaesogeum - Hạt mè rang đây là loại gia vị giúp cho món ăn thêm bùi, bèo và thơm hơn bình thường. Hạt mè rang được chế biến từ loại hạt mè tươi. Sau khi thu hoạch, hạt mè tươi sẽ được rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi rang hoặc trữ đông để lúc cần sẽ mang ra rang lên và sử dụng.
Nước mơ ngâm
Maesil cheong - nước mơ ngâm hay trong nền ẩm thực Việt Nam còn được gọi là si-rô mơ. Đây là một loại gia vị chính thống của Hàn Quốc và được sử dụng phổ biến trong khoảng 30 năm trở lại đây để thay thế đường kính trắng.
Dầu mè
Khác với hạt mè rang mang đến cho người ăn vị ngọt, béo béo, bùi bùi thì dầu mè - Chamgireum sẽ mang đến cho món ăn chất dinh dưỡng và mùi thơm hơn là vị béo và bùi.
Dầu mè có thể sử dụng để nấu ăn hoặc rưới, trộn với các món ăn sau khi nấu xong.
Jeot (các loại hải sản muối lên men)
Trong nền ẩm thực của Hàn Quốc, ngoài vị mặn của muối thì người Hàn còn sử dụng hải sản ướp muối lên men để tạo vị mặn cho các món ăn. Có tới hơn 160 loại jeot và thường được làm từ ngao, mực và cá được ướp muối.
Khác với muối, vị mà Jeot mang đến cho các món ăn không chỉ có mặn mà còn có chút ngọt, hài hoà với nhau. Jeot được bán ở cả dạng nguyên con, dạng nước và cả dạng rắn sệt lại. Trong đó, hai loại jeot phổ biến nhất là myeolchi jeot (nước mắm cá cơm) và gganari aekjeot (mắm cá cát).
Muốn thưởng thức hương vị Hàn Quốc giữa lòng Hà Nội, hãy nhanh chân đến các nhà hàng sau:
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn sẽ hiểu thêm về nền ẩm thực Hàn Quốc. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại ở những chủ đề tiếp theo!