Giỏ hàng

TÌM KIẾM

×

LỌC THEO

×

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7: Hướng Dẫn Chuẩn Bị Đầy Đủ và Đúng Cách

Tháng 7 Âm lịch đã đến và Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp. Một trong những nghi thức không thể thiếu trong ngày lễ này là chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ và trang trọng. Sau đây, PATO sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị mâm cơm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ, đúng cách.

NỘI DUNG CHÍNH [Ẩn]

    Rằm Tháng 7 là gì?

    Rằm tháng 7 hay còn được biết đến với tên gọi Vu Lan, là một trong những ngày lễ lớn và có ý nghĩa sâu sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thời điểm này, người dân khắp cả nước thường tổ chức nhiều sự kiện trang trọng như lễ chùa, thả đèn hoa đăng, cài hoa hồng lên áo nhằm tưởng nhớ, tri ân và thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất.

    Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 cần có những gì?

    Mâm cỗ cúng gia tiên trong dịp này thường là cỗ mặn, tuy nhiên, việc chuẩn bị các món ăn chay cũng hoàn toàn có thể. Không có quy tắc cứng nhắc nào về các món ăn cúng, mà chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình.

    Trong quá trình chuẩn bị mâm cỗ, gia chủ nên xem xét sở thích của gia tiên khi còn sống, cũng như đặc điểm vùng miền và mùa vụ để lựa chọn các món ăn phù hợp. Một mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cơ bản thường bao gồm:

    • Thịt gà

    • Canh xương hoặc canh rau củ

    • Nem, giò, chả

    • Rau luộc (như rau cải, cà rốt, củ cải,…)

    • Xôi

    • Chè

    Ngoài các món ăn, lễ vật cúng gia tiên cũng rất quan trọng và thường gồm:

    • Hoa tươi

    • Trái cây

    • Nước

    • Rượu

    • Hương

    • Nến

    • Vàng mã

    • Quần áo, giày dép,… làm bằng giấy

    Mâm cơm cúng Rằm tháng 7

    Mỗi món ăn và lễ vật không chỉ thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, mà còn mang giá trị văn hóa sâu sắc, thể hiện sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên không chỉ là hoạt động tín ngưỡng, mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, ôn lại truyền thống, và thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khuất. 

    Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7

    Cách luộc gà ngon, da vàng óng, thịt ngọt

    Nguyên liệu

    • 1 con gà ta
    • 1 củ gừng
    • 5 cọng hành lá
    • Muối
    • Nghệ tươi
    • Dầu ăn

    Cách làm:

    1. Chuẩn bị nước luộc gà

    Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị nước luộc bằng cách cho vào nồi một ít muối, một củ gừng đã giã dập (có thể để nguyên vỏ nhưng phải rửa sạch), cùng với khoảng 5 cọng hành lá cắt lấy phần đầu củ trắng.

    2. Luộc gà

    Cho gà vào nồi nước sao cho nước đủ ngập thịt gà. Đặt nồi lên bếp và đun với lửa vừa. Khi nước bắt đầu sôi, hạ lửa xuống để nước sôi riu riu.

    Nếu bạn để lửa lớn, gà sẽ chín nhanh nhưng da sẽ bị co, làm lộ phần thịt và trông không đẹp mắt. Còn nếu luộc quá kỹ, da gà sẽ nhừ, còn luộc quá nhanh thì thịt và xương có thể bị đỏ. Thời gian luộc gà lý tưởng là khoảng 15 - 20 phút, nhưng để có món gà thơm ngon, bạn nên luộc trong khoảng 45 - 60 phút.

    Khi gần hết thời gian, bạn hãy dùng đũa xăm vào phần thịt dày nhất. Nếu không có nước đỏ chảy ra, thì gà đã chín. Lúc này, bạn vớt gà ra khỏi nồi.

    Mách nhỏ:

    Để gà luộc thơm ngon hơn, khi nước đang sôi, bạn có thể cho thêm một chén nước lạnh vào nồi và tiếp tục đun sôi trở lại, mẹo này cũng hiệu quả với các món canh và nước dùng. 

    Sau khi vớt gà ra, hãy nhúng ngay vào thau nước sôi để nguội, có thêm đá lạnh nếu có. Cách này sẽ giúp da gà săn chắc, vàng đều và không bị khô.

    Cách luộc gà ngon, da vàng óng, thịt ngọt

    Cách nấu xôi gấc

    Nguyên liệu:

    • Quả gấc
    • Nếp Bắc 
    • Đường  
    • Nước cốt dừa Muối  
    • Rượu trắng

    Cách làm:

    1. Sơ chế nguyên liệu

    - Ngâm gạo nếp trong nước qua đêm hoặc ít nhất là 4 tiếng và cho thêm một chút muối vào.  

    - Bổ đôi quả gấc để lấy phần thịt gấc.

    2. Làm hỗn hợp xôi

    - Tách phần thịt gấc ra khỏi hạt và bóp cho bong ra. Sau đó, trộn thịt gấc với 1 thìa rượu trắng.  

    - Thêm phần thịt gấc đã trộn với rượu vào gạo nếp, kèm theo một chút muối.  

    - Trong quá trình trộn, bạn có thể cho thêm một ít nước cốt dừa để tăng thêm hương vị, lượng nước tùy theo sở thích cá nhân.

    Hình 3. Cách nấu xôi gấc

    3. Hấp xôi

    - Cho hỗn hợp nếp và gấc vào xửng hấp của nồi cơm điện. Hấp trong khoảng 35 – 40 phút cho đến khi chín.   

    - Nếu muốn, bạn có thể thêm một ít đường vào xôi để tăng vị ngọt.

    Cách làm giò lụa

    Nguyên liệu làm Giò lụa

    •  Thịt nạc (nên chọn nạc mông heo)
    •  Bột năng
    •  Bột nở
    •  Đường
    •  Nước mắm
    •  Muối
    •  Lá chuối và dây lạt hoặc dây ni lông

    Cách chế biến Giò lụa

    1. Sơ chế thịt

    - Rửa sạch thịt lợn và thái nhỏ. Ướp thịt với các gia vị yêu thích, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 tiếng đồng hồ.  

    - Sử dụng máy xay sinh tố có chức năng xay thịt để xay nhuyễn thịt, rồi lại cho vào ngăn đá tủ lạnh thêm 2 tiếng nữa.  

    - Lần xay tiếp theo, bạn cho thêm một ít nước vào để có được hỗn hợp giò sống thơm ngon.

    2. Bó giò lụa và hấp  

    - Rửa sạch lá chuối, sau đó đặt dây lạt ở dưới lá. Đặt hỗn hợp giò sống lên và rải đều, rồi gói lại. Trong quá trình gói, cuộn tròn giò thành hình ống dài để đẹp mắt và gập hai đầu lại. Dùng dây lạt cột chặt, nhưng không quá kín vì giò sẽ nở ra trong quá trình chế biến.  

    - Đặt giò đã gói vào nồi cơm điện để luộc trong khoảng 40 – 50 phút, hoặc dùng nồi áp suất luộc trong 15 - 20 phút. Sau khi hoàn tất, bạn vớt giò ra và để ráo nước.

    Cách làm giò lụa

    Cách nấu canh măng miến gà

    Nguyên liệu làm canh măng miến gà:

    •  Gà

    •  Măng khô 
    •  Miến dong 
    •  Hành tím 
    •  Hành lá
    •  Nấm hương 
    •  Dầu ăn 
    •  Nước mắm 
    •  Rượu trắng (để khử mùi thịt gà)
    •  Gia vị thông dụng (muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm)

    Cách làm:

    1. Sơ chế nguyên liệu

    - Gà mua về, chà xát với 1 chút rượu trắng bên ngoài và bên trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại thật sạch với 2-3 lần nước. Để khử mùi hôi, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:

      Cách 1: Dùng muối hòa với ít giấm thoa đều lên thân gà, ngâm khoảng 3-5 phút, rồi rửa lại với nước sạch.

      Cách 2: Dùng muối hòa với vài giọt chanh, chà xát lên gà đã rửa, ngâm trong 5 phút và rửa sạch.  

    - Măng khô ngâm trong nước qua đêm cho mềm, sau đó xả sạch và chần sơ qua nước sôi. Xé măng thành sợi nhỏ vừa ăn.

    - Nấm hương ngâm trong nước khoảng 30 phút, rồi bỏ cuống, rửa sạch và vắt khô.

    - Hành tím lột vỏ và rửa sạch.

    2. Luộc gà

    - Cho gà vào nồi cùng với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 4 củ hành tím và đổ ngập nước.  

    - Luộc gà trên bếp trong khoảng 35-40 phút cho đến khi gà chín đều.

    3. Xào măng 

    - Bắc chảo lên bếp, cho 3 muỗng canh dầu ăn vào làm nóng. Khi dầu sôi, cho hành tím đã cắt nhỏ vào phi thơm.  

    - Tiếp theo, cho măng vào xào, nêm vào 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh bột ngọt, đảo đều trong 3 phút.  

    - Nêm thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, cho nấm hương vào và xào thêm 3-5 phút.  

    - Cuối cùng, cho 1 muỗng canh đường vào, đảo đều khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp.

    Hình 5. Cách nấu Canh măng miến gà

    4. Chần miến

    - Ngâm miến dong vào nước lạnh khoảng 5-7 phút, cho đến khi miến mềm, sau đó tách nước và để ráo.  

    - Đun nước sôi, cho miến vào chần sơ qua 2-3 phút, rồi đổ nước ra và để ráo.

    5. Nấu nước dùng gà 

    - Khi nước luộc gà sôi, lấy gà ra, để nguội và chặt thành các miếng nhỏ vừa ăn.  

    - Cho măng và nấm hương đã xào vào nồi nước dùng, nêm thêm 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh hạt nêm và 2 muỗng canh đường, đậy nắp lại, nấu thêm 5-10 phút.

    Gợi ý 5 mâm cơm cúng rằm tháng 7

    THỰC ĐƠN 1

    • Gà luộc
    • Bánh chưng
    • Nem rán
    • Chả mực
    • Canh mọc măng chua

    THỰC ĐƠN 2

    • Gà luộc
    • Xôi đỗ xanh
    • Thịt bò xào hành tây
    • Canh sườn măng khô
    • Nem rán

    Gợi ý mâm cơm cúng Rằm tháng 7

    THỰC ĐƠN 3

    • Gà luộc
    • Xôi hạt sen
    • Tôm hấp sả
    • Giò lụa
    • Canh sườn khoai tây cà rốt

    THỰC ĐƠN 4

    • Gà luộc
    • Xôi gấc
    • Nem rán
    • Giò lụa
    • Canh măng miến gà

    Gợi ý mâm cơm cúng Rằm tháng 7

    THỰC ĐƠN 5

    • Gà luộc
    • Xôi đỗ xanh
    • Chả giò tôm bắp
    • Giò lụa
    • Canh khoai môn hầm xương

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Cúng Rằm Tháng 7

    Những điều cần lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 theo phong tục Việt Nam:

    1. Cúng Vu Lan tại chùa: Vào ngày Rằm tháng 7, gia chủ nên thực hiện lễ cúng Vu Lan tại chùa trước khi tiến hành lễ cúng tại gia.

    2. Thứ tự cúng: Nghi thức cúng Rằm tại nhà cần được thực hiện theo thứ tự: cúng Phật trước tiên, sau đó cúng thần linh, tiếp theo là cúng gia tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh.

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Cúng Rằm Tháng 7

    3. Sắp xếp mâm cúng: Nếu gia đình không có bàn thờ Phật riêng, cần sắp xếp mâm cúng Phật ở vị trí cao nhất trên bàn thờ, tiếp theo là mâm cúng thần linh và gia tiên.

    4. Đặt mâm cúng chúng sinh: Mâm cúng chúng sinh trong ngày Rằm tháng 7 phải được đặt trước sân hoặc ngoài cổng, tuyệt đối không được đặt trong nhà.

    5. Thực phẩm cần tránh: Trong lễ cúng Rằm tháng 7, tuyệt đối không sử dụng thịt chó, mèo, rắn, mắm, tỏi và các loại thực phẩm tương tự.

    Như vậy, bài viết trên PATO đã hướng dẫn các bạn chuẩn bị mâm cơm chay cúng Rằm tháng 7 Âm lịch. Hãy theo dõi PATO để biết thêm các thông tin hữu ích khác.