Mâm cúng trung thu và các món ăn truyền thống ngày rằm tháng 8
Ngày rằm tháng 8 không thể thiếu nhất là mâm cúng trung thu. Nếu bạn còn thắc mắc đồ ăn trung thu gồm những món gì thì tham khảo ngay bài viết PATO chia sẻ dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH [Ẩn]
Mâm cơm cúng gia tiên
Tết trung thu còn là ngày ngày rằm tháng 8 Âm lịch nên sẽ không thể thiếu mâm cơm cúng gia tiên truyền thống. Mâm cúng rằm trung thu thường có các món ăn sau.
Xôi chè
Việc thêm xôi chè vào các mâm cỗ cúng cũng có thể được hiểu là tấm lòng cầu mong những sự ngọt ngào mà dẻo dai, ấm áp mà bền vững trong cuộc sống.
Cúng rằm trung thu mọi người thường sử dụng xôi cốm để thắp hương. Bạn cũng có thể chuẩn bị các loại khác như xôi đỗ, xôi gấc… miễn là có lòng thành tâm khi cúng lễ.
Xôi cốm thường xuất hiện trong mâm cơm cúng rằm tháng 8
Trầu cau
Mâm cúng rằm tháng 8 không thể thiếu trầu cau. Từ xưa, trầu cau đã là một thứ khởi đầu các lễ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Trầu cau vừa biểu hiện phong cách, vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.
Trên bàn thờ gia tiên thường bày lá trầu, quả cau, cùng với bát nước trắng tinh khiết, sắp xếp theo lề lối "đông bình", "tây quả" - bát nước đặt bên phải, trầu cau đặt bên trái. Vì nước là nguồn sống tự nhiên, trầu cau là kết quả của sự sinh thành.
Giữa bàn thờ, phía trước bát hương là mâm ngũ quả.
Mâm cúng trung thu không thể thiếu trầu cau
Xem thêm: Tết trung thu xưa khác Tết trung thu nay như thế nào?
3 hũ gạo, muối, nước
Nước, muối và gạo là 3 loại thực phẩm cần thiết nhất, không thể thiếu nhất trong cuộc sống của con người. Vì vậy 3 hũ để bàn thờ Thần Tài tượng trưng cho cho tấm lòng thành kính, mong muốn tổ tiên ở thế giới bên kia và thần Phật được ấm no, đủ đầy.
3 hũ gạo muối nước được đặt ngay sau bát hương trên ban thờ. Đồng thời 3 hũ này phải được đổ đầy, không được phép thiếu hũ nào nếu bạn không muốn việc làm ăn trong nhà bị thất thoát.
3 hũ gạo, muối, nước mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc
Bánh kẹo
Thông thường, cách bày bánh kẹo trên bàn thờ là đặt lên trên mâm ngũ quả và bảo vệ không bị rơi xuống dưới hoặc có một cách khác là gói bánh kẹo lại thành một giỏ nhỏ rồi đặt phía sau mâm bồng trái cây.
Nếu bày bánh kẹo riêng thì mâm bồng bánh kẹo phải để phái bên trái bàn thờ.
Mâm cúng trung thu phải có bánh kẹo
Xem thêm: Tết trung thu là gì? Những điều cần biết về Tết trung thu
Các món mặn/chay
Hiện nay nhiều gia đình thực hiện cả cúng mặn và chay cùng một lúc. Khi đó, mâm cỗ chay sẽ đặt lên bàn thờ Phật, thể hiện sự chay tịnh, thuần khiết; mâm cỗ mặn sẽ đặt lên bàn thờ tổ tiên, thể hiện đúng ý nghĩa duy tâm là “trần sao, âm vậy”.
Gia chủ có thể tham khảo các món chay sau để chuẩn bị mâm cúng trung thu tốt nhất.
- Giò, chả chay
- Xôi trắng ruốc nấm hương/ Xôi gấc/ Xôi đỗ xanh/ Xôi cốm/ Xôi vò
- Nem chay/ Nem rau nấm
- Nộm rau củ/ Gỏi hoa chuối/ Gỏi ngó sen
- Cải thìa sốt nấm hương
- Đậu hũ non sốt nấm
- Canh nấm/ Canh rau củ/ Canh bóng nấu chay
Xem thêm: Gợi ý 10 cách nấu canh chay thanh mát, thơm ngon và bổ dưỡng
Nhìn chung không có quy tắc nào về món ăn cho mâm cúng mặn, gia chủ có thể tham khảo các món sau.
- Thịt gà luộc
- Canh xương hoặc canh rau củ
- Nem, giò, chả
- Rau củ luộc
- Món xào
- Xôi
- Chè
Các món ăn trung thu có thể biến tấu tùy điều kiện gia đình
Xem thêm: Rằm tháng 8 và các lưu ý quan trọng hàng đầu
Mâm cỗ trông trăng
Mâm cúng trung thu mà thiếu mâm cỗ trông trăng sẽ mất đi 1 nửa ý nghĩa. Mâm phá cỗ ngày rằm tháng 8 thường có các đồ ăn trung thu đặc trưng sau.
Bánh trung thu
Bánh trung thu thường được làm với hình vuông hoặc tròn để thay lời cảm ơn thiên nhiên.
Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sung túc của gia đình trong ngày Tết Đoàn viên.
Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.
Khác với bánh trung thu cổ truyền chỉ có 2 vị nhân là thập cẩm và đậu xanh, bánh trung thu hiện nay đã đa dạng hơn rất nhiều, từ mẫu mã cho tới hương vị để đáp ứng nhu cầu biếu tặng của người dân.
Bánh trung thu là món đặc trưng cho mâm cúng trung thu
Xem thêm: Calo trong bánh trung thu và cách ăn bánh trung thu ít béo
5 loại hoa quả
Theo quan niệm thắp hương của người phương Đông, ngũ quả trên bàn thờ phải đại diện được cho ngũ hành tương sinh gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
Theo một số quan niệm khác thì 5 loại quả thắp hương phải thể hiện được 5 điều là Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Người miền Bắc khi làm mâm cúng trung thu thường có các loại quả sau
- Nải chuối tiêu: cầu mong cuộc sống no đủ
- Hồng đỏ: ước cầu hy vọng, cơ hội mới
- Na xanh: ước nguyện sinh sôi, nảy nở
- Bưởi: cầu điều tốt lành
- Lựu đỏ: cầu mong may mắn
Miền Trung không có quan niệm bày hoa quả cụ thể. Một số loại trái cây người miền Trung hay sử dụng để dâng cúng là: bưởi, chuối, mãng cầu, sung, dứa, dưa hấu, xoài, táo, nho…
Với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài”, người miền Nam thường chọn các loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra nhiều gia đình còn bày 3 quả dứa làm chân đế cho mâm ngũ quả với ước nguyện con cháu đầy nhà.
Các loại quả cho mâm cúng trung thu có thể được biến tấu theo vùng miền
Bánh kẹo
Tết trung thu còn được biết đến là Tết thiếu nhi, vì thế mâm cỗ trông trăng sẽ không thể thiếu bánh kẹo cho trẻ em phá cỗ.
Ngày xưa vì điều kiện kinh tế còn khó khăn nên mâm cỗ chỉ gồm có bánh trung thu, trà và 1 số loại hoa quả đơn giản.
Hiện nay cuộc sống phát triển nên bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn các loại bánh kẹo phù hợp với điều kiện gia đình và sở thích của các con, để mâm cỗ thêm màu sắc và bắt mắt hơn.
Bánh kẹo bày trung thu ngày nay đa dạng, bắt mắt
Trà
Thông thường bánh trung thu khá ngọt, nếu ăn không dễ bị ngán và khó chịu. Khi nhấp ngụm trà, vị ngọt bùi của bánh sánh quyện với vị chát nhẹ, thanh khiết của trà làm hương vị của bánh đọng lại lâu hơn trên đầu lưỡi, tạo cảm giác thư thái, tĩnh tâm.
Một số loại trà được nhiều người lựa chọn để thưởng thức cùng bánh trung thu là trà xanh, trà ô long, trà sen, trà atiso, trà hoa cúc….
Bánh trung thu và trà luôn đi kèm với nhau
Trên đây là toàn bộ thông tin về mâm cúng trung thu mà PATO muốn giới thiệu với bạn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngày Tết truyền thống của dân tộc. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết chia sẻ về văn hóa Việt Nam và các công thức nấu ăn hữu ích khác tại blog PATO.