Giỏ hàng

TÌM KIẾM

×

LỌC THEO

×

Nguồn gốc Tết Nguyên đán là gì? Những điều thú vị về Tết Âm lịch

Mỗi năm chỉ có một lần, người người nhà nhà ở Việt Nam dù có đang làm việc, học tập ở bất kì nơi đâu đều có thể trở về quê hương, trở về bên gia đình bên ông bà, cha mẹ vẫn đang ngày đêm ngóng chờ đó chính là dịp Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Âm lịch). Đây có thể coi là dịp lễ lớn nhất tại Việt Nam nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa biết nguồn gốc Tết nguyên đán bắt đầu từ đâu? hay Tết Nguyên đán có ý nghĩa như thế nào? Hãy để PATO giới thiệu về Tết Nguyên đán cho bạn biết nhé!

NỘI DUNG CHÍNH [Ẩn]

    Tại sao lại gọi là Tết Nguyên đán?

    Tết Nguyên đán có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Tết Âm lịch, Tết cổ truyền, Tết ta, Tết cả,... là dịp lễ quan trọng nhất trong năm đối với người dân Việt Nam. 

    Tết Nguyên đán được hiểu theo phiên âm của chữ Hán - Việt thì “Tết” có nghĩa là tiết, “Nguyên” theo chữ Hán được hiểu là sự khởi đầu còn “đán” là buổi sáng sớm. Chính vì vậy nhắc đến Tết Nguyên đán là cách đọc đúng nhất được phiên âm theo chữ Hán Việt và được hiểu là biểu tượng cho sự khởi đầu một năm mới. 

    Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền điều mà không phải bất cứ ai cũng biết. Đây là dịp lễ lớn nhất tại Việt Nam vậy nên bạn hãy trang bị cho bản thân mình một số kiến thức cơ bản để có một dịp Tết trọn vẹn nhất nhé!

    Nguồn gốc Tết Nguyên đán

    Câu hỏi “Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt đầu từ đâu?” hiện nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác vì bởi dịp Tết này đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu rồi. Nhiều người cho rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc Tết Nguyên đán là xuất phát từ Trung Quốc - người bạn láng giềng của chúng ta và đã được du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian nước ta chịu sự đô hộ, thống trị của họ. Tuy nhiên theo như những câu chuyện cổ tích vẫn được người dân Việt Nam truyền miệng nhau thì Tết Nguyên đán xuất hiện trước tại Việt Nam ngay trong truyện cổ tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã có dịp Tết này từ đời các vua Hùng có nghĩa là trước cả thời điểm 1000 năm Bắc thuộc.

    Khổng Tử có viết lại rằng “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Điều đó có thể chứng minh khẳng định Tết Nguyên đán được bắt nguồn từ Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở để khẳng định.

    Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại việc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc trở thành vấn đề không quá quan trọng và dù có ở đâu thì Tết cổ truyền vẫn luôn là dịp lễ lớn nhất năm. Ở mỗi quốc gia Tết Nguyên đán đều có những nét đặc trưng riêng rất khác biệt và không thể lẫn được với nhau. Vào mỗi dịp này người người, nhà nhà đều nô nức đón chờ một năm mới, hy vọng mới và cầu nguyện để có thể gặp nhiều may mắn cho năm nay.

    Ý nghĩa của Tết nguyên đán là gì?

    Để trở thành một dịp lễ lớn nhất của Việt Nam thì Tết Nguyên đán phải mang trong mình những ý nghĩa vô cùng to lớn. Vậy bạn có biết Tết Nguyên đán có ý nghĩa gì chưa? 

    Tết Nguyên đán thời điểm hài hoà của sự giao thừa giữa đất với trời. 

    Theo phiên âm Hán Việt thì “Tết” chính là tiết (thời tiết) là biểu hiện cho sự vận hành, luân chuyển của 4 mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông, sự sự kết thúc một chu trình cũ và khởi đầu cho một chu trình mới. Đặc biệt, đối với một đất nước có nền kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu như Việt Nam thì vấn đề thời tiết càng trở nên quan trọng chính vì vậy người dân Việt Nam rất coi trọng dịp Tết này để có thể cầu cho có một mùa màng bội thu cho năm tới. Với người Việt nguồn gốc Tết Nguyên đán và ý nghĩa của những ngày này đều có tầm quan trọng rất lớn trong năm. 

    Tết cổ truyền - những ngày khởi đầu cho một năm mới là may mắn là hy vọng 

    Nhiều người thường tự hỏi Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Thì câu trả lời chính là lịch âm. Nếu như nhiều nước phương Tây ăn tết theo lịch dương thì ở Việt Nam, cái Tết với người dân là phải ăn theo lịch âm. Chính vì vậy Tết Nguyên đán sẽ là những ngày đầu tiên của năm mới được tính theo lịch âm và vào những ngày này mọi người thường cùng gia đình, người thân của mình đi lễ chùa để có thể cầu chúc cho một năm mới an yên, may mắn ngập tràn.

    Trong quan niệm của dân gian Việt Nam, Tết Âm lịch là dịp kết thúc mọi chuyện muộn phiền, không may mắn của năm cũ và đón chờ một năm mới hy vọng có nhiều điều tốt đẹp. Vì vậy đây là thời điểm mọi người lựa chọn để bắt đầu những dự định quan trọng để có thể nương nhờ vào vận khí tốt đẹp của những ngày đầu năm.

    Tết Nguyên đán dịp duy nhất trong năm để cả gia đình có thể quây quần đầy đủ bên nhau

    Trong năm, không phải gia đình nào cũng may mắn có thể được ở cạnh nhau, rất nhiều người phải đi xa nhà hàng trăm, hàng ngàn cây số để học tập, làm việc. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình bóng của ông bà, cha mẹ đứng ở cửa trông ngóng từng giây, từng phút để có thể gặp lại con cháu mình. Những hình ảnh cái ôm thân thiết sau bao ngày như là một biểu tượng đặc trưng cho Tết Nguyên đán của nước ta.

    Tết cổ truyền là dịp cả gia đình có thể bên nhau gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, trang trí sân vườn,...Là dịp con cháu có thể bày tỏ sự biết ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng cho ông bà, cha mẹ của mình. Những tình cảm chân thành chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất trong ngày Tết.

    Tết Âm lịch thời điểm để con cháu bày tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

    Theo phong tục tập quán của người Việt, mỗi dịp Tết đến xuân về các con, các cháu sẽ dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà những mâm cơm đầy đủ, ngũ quả sang trọng nhất để cầu cho một năm tới được tổ tiên che chở, phù hộ gia đình mình khỏe mạnh, may mắn, hạnh phúc.

    Tết Nguyên đán là dịp để người dân bày tỏ tấm lòng của mình lên thần linh

    Khởi nguồn là một đất nước Nông nghiệp, rất coi trọng việc mưa thuận gió hoà, chính vì vậy vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, bên cạnh việc bày tỏ lòng thành kính lên với tổ tiên, ông bà của mình thì người dân Việt Nam còn dâng quà lên cho các vị thần Mưa, thần Mặt trời, thần Đất,... Cảm ơn vì những gì họ đã mang lại cho mình trong một năm vừa qua và cầu chúc cho một năm tới sẽ tiếp tục gặp được nhiều điều tốt đẹp.

    >> Xem thêm: Tết Dương lịch - Tết Nguyên đán 2023 còn bao nhiêu ngày?

    Những phong tục tập quán trong ngày Tết Nguyên đán

    Cúng ông Công, ông Táo

    Trước khi đón Tết Nguyên đán, vào ngày 23 tháng Chạp (23/12 theo Âm lịch) hàng năm thì người người, nhà nhà sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm cúng mặn, trái cây và ba con cá chép vàng để dâng lên ông Công, ông Táo. Bởi theo quan niệm của người Việt, vào ngày này thì ông Công, ông Táo sẽ chuẩn bị về trời để báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình một năm vừa qua.

    Gói bánh chưng, bánh tét

    Bắt đầu từ nguồn gốc Tết Nguyên đán, truyền thuyết bánh chưng, bánh dày xa xưa của dân gian Việt Nam, mỗi dịp Tết cổ truyền trong mỗi gia đình cái gì có thể thiếu nhưng không thể thiếu được những chiếc bánh chưng (miền Bắc) hay bánh tét (miền Nam). Vào những ngày giáp Tết bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các gia đình, làng xóm quây quần bên nhau vừa gói bánh chưng, bánh tết vừa nói chuyện rôm rả, vui vẻ hay hình ảnh những nồi bánh chưng đang luộc, bốc hơi nghi ngút. Những chiếc bánh chưng, bánh tét đẹp nhất sẽ được dâng lên ông bà, tổ tiên, thần linh. Đây là một truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt đã và đang được lưu truyền cho nhiều thế hệ mai sau.

    Tảo mộ

    Vào những ngày cận Tết Nguyên đán các con, các cháu sẽ cùng nhau tập trung lại để tiến hành tảo mộ hay còn được hiểu là dọn dẹp sạch sẽ cho khu mộ của gia đình mình. Phong tục này là thể hiện sự kính trọng và biết ơn của các con cháu đối với người đã khuất.

    Cúng tất niên

    Mâm cơm cúng Tất niên theo truyền thống của người Việt thì đó là bữa cơm cuối cùng của năm cũ dâng lên ông bà , tổ tiên để mời họ về ăn Tết cùng gia đình. Đây cũng là bữa cơm đánh dấu mốc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới và cũng thay lời cầu chúc cho một năm mới đầy đủ, no ấm.

    Xông đất

    Đây là phong tục cổ truyền của người Việt Nam là thời khắc sau giao thừa đón chào năm mới, gia chủ sẽ chọn một người hợp tuổi, hợp mệnh để vào nhà mình đầu tiên. Theo họ, điều này sẽ giúp cho gia đình mình một năm mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn, gia đình vui vẻ, hạnh phúc.

    Chúc tết và mừng tuổi người già, trẻ nhỏ

    Năm mới được mọi người cho là dịp sinh nhật của tất cả mọi người, là dịp mà từ già đến trẻ đều thêm một tuổi mới.Vì vậy vào những ngày đầu năm, mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

    Tết cổ truyền cùng là dịp các con, các cháu mừng tuổi ông bà, bố mẹ để thay lời chúc người thân của mình có nhiều sức khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc trong tuổi mới. Hay cũng là dịp ông bà, bố mẹ dành lì xì cho các bạn nhỏ để chúc con cháu mình có thể gặp nhiều may mắn, khoẻ mạnh trưởng thành hơn trong năm mới.

    Các quốc gia đón Tết theo lịch âm giống như Việt Nam

    Khác với các quốc gia Phương Tây sẽ ăn Tết theo lịch Dương thì ở Việt Nam và một số quốc gia Châu Á nguồn gốc Tết Nguyên đán lại xuất phát từ lịch Âm. Theo ước tính có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới đón Tết theo lịch Âm. Họ đến từ các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Mông Cổ,... Tuy nhiên Tết cổ truyền ở mỗi nơi đều sẽ có những phong tục tập quán riêng mang đậm bản sắc văn hoá của từng đất nước.

    >> Xem thêm: Đi du lịch Tết Nguyên đán là nên hay không nên? Lý do tại sao?

    Bài viết trên đã mang đến cho các độc giả nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam cùng một số phong tục tập quán trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra để biết thêm những điều cần lưu ý trong dịp lễ tết này thì mọi người hãy theo dõi ngay chuyên mục Văn hoá Việt Nam tại BLOG PATO nhé!