Giỏ hàng

TÌM KIẾM

×

LỌC THEO

×

Cúng rằm tháng 8 và các lưu ý quan trọng hàng đầu

Cách thức cúng rằm Tết Trung thu đúng thể hiện sự tôn kính đối với thần linh, tổ tiên và tránh cho gia đình phạm phải những điều không may. Khám phá tất cả thông tin cúng rằm tháng 8 cần biết trong bài viết của PATO dưới đây.

NỘI DUNG CHÍNH [Ẩn]

    Tại sao cần cúng rằm tháng 8?

    Rằm tháng 8 là dịp để các gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

    Tết Trung thu cũng là dịp cho mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần để cùng nhau trò chuyện, tâm tình, giúp gắn kết tình cảm của mọi người trong nhà.

    Quan trọng nhất, nghi lễ này còn là để giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp từ hàng nghìn đời nay của dân tộc, để răn dạy con trẻ đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên.

    Nghi lễ chứa đựng nét đẹp văn hóa truyền thống

    Xem thêm: Tết Trung thu là gì? Những điều cần biết về Tết Trung thu 

    Cách cúng trăng rằm tháng 8 vào ngày nào, giờ nào tốt?

    Cách cúng rằm trung thu khá linh hoạt, tuỳ thuộc vào thời gian thuận tiện của từng gia đình

    Cúng rằm tháng 8 ngày nào tốt? 

    Theo quan niệm truyền thống, người dân tin rằng thắp hương rằm tháng 8 vào đúng ngày 15 là tốt nhất. Tuy nhiên nhiều người có ý kiến rằng “cúng trước thì được hưởng may trước” nên chọn ngày cúng là 14 tháng 8 Âm lịch.

    Tuy nhiên điều quan trọng nhất của tín ngưỡng là lòng thành tâm, thêm vào đó ngày nay nhiều gia đình bận rộn nên có thể tùy theo quan niệm và thời gian phù hợp mà tiến hành cúng vào 1 trong 2 ngày 14 hoặc 15 Âm lịch.

    Cúng rằm tháng 8 giờ nào tốt? 

    Nếu bạn cúng rằm tháng 8 vào chiều 14 hay 15 âm lịch thì nên hoàn thành nghi lễ trước 18 - 19 giờ.

    Nếu bạn cúng vào sáng ngày 15 thì cần làm xong lễ trước 9 - 10 giờ.

    Có thể cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng 8 Âm lịch

    Mâm cúng Trung thu cần có gì? 

    Tiến hành cúng rằm trung thu thì không thể thiếu mâm cơm cúng gia tiên. Dưới đây là những điều cần chú ý về mâm cúng trung thu.

    Mâm cúng gia tiên chuẩn bị như thế nào? 

    Theo truyền thống mâm cúng gia tiên có thể chuẩn bị giống với các dịp khác như rằm tháng Giêng hay rằm tháng 7. Gia đình cần chuẩn bị: 

    • Bánh kẹo
    • Xôi (xôi gấc, xôi đỗ, xôi cốm…)
    • Tiền vàng, hương, đèn, nến
    • Trầu cau, hoa tươi
    • 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 đĩa nước
    • Đĩa hoa quả 5 loại

    Gia đình cũng có thể chuẩn bị thêm 1 mâm cơm cúng lễ, có các món ăn gia đình hàng ngày, các món ăn đơn giản để dâng lên tổ tiên tỏ lòng biết ơn và thành kính. Ngoài ra mâm cúng cần có bánh nướng và bánh dẻo, là 2 món đặc trưng của Tết trung thu.

    Tuy nhiên với gia đình không có điều kiện và thời gian thì có thể chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo đơn giản để thắp hương vào sáng ngày 15 tháng 8 Âm lịch.

    Chuẩn bị cho mâm cúng gia tiên

    Xem thêm: Calo trong bánh Trung thu và cách ăn bánh Trung thu ít béo 

    Mâm cỗ trông trăng

    Mâm cỗ trông trăng sẽ không cần bày lên ban thờ mà chỉ cần để trên 1 cái bàn rộng và để ngoài sân hoặc trong nhà. Mâm cỗ sẽ thường bày các loại hoa quả, bánh kẹo trẻ con thích ăn, bánh trung thu, trà và đèn lồng (đèn ông sao, đèn giấy xếp…). 

    Các gia đình bày mâm cỗ theo thẩm mĩ, sở thích và độ khéo léo, sao cho mâm cỗ đẹp mắt và vun cao lên để tượng trưng cho sự đầy đủ.

    Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà có thể bày biện các loại trái cây khác nhau theo sở thích, tuy nhiên nên chọn các loại quả có đủ 3 màu vàng, xanh, đỏ để cân bằng âm dương.

    Mâm cỗ trung thu bày biện theo sở thích gia đình

    Xem thêm: Phá cỗ trung thu là gì? Ý nghĩa và cách thức phá cỗ trọn vẹn

    Mẫu văn khấn rằm tháng 8 chuẩn nhất

    Để cúng lễ tươm tất thì không thể thiếu bài cúng. Các gia đình nên đọc văn khấn khi làm cúng rằm để bày tỏ nguyện vọng và lòng thành của mình.

    Tại sao nên đọc văn khấn?  

    Việc thờ cúng, đọc văn khấn thần linh và gia tiên là điều mà các gia đình đều quan tâm. Văn khấn thần linh, thổ địa, thần chúa giúp gia yên phần âm để người dương yên ổn làm ăn, an cư lạc nghiệp. 

    Gia chủ có tâm tín, khấn lễ đúng, thành tâm, chu đáo sẽ được Thần ban ơn, mang điềm lành tới, xua điềm dữ đi và giúp mọi việc hanh thông thuận lợi.

    Khi khấn thần linh và gia tiên cần thành tâm

    Văn khấn cúng rằm trung thu

    Dưới đây là văn khấn cúng rằm theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa thông tin:

    “Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy cao tằng Tổ khảo, cao tằng Tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

    Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …

    Ngụ tại: …

    Hôm nay là ngày rằm tháng 8 gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

    Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

    Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Phục duy cẩn cáo!”

    Cần đọc văn khấn đúng để nghi lễ diễn ra tốt đẹp

    Xem thêm: Tết trung thu xưa khác Tết trung thu nay như thế nào?

    Như vậy PATO đã chia sẻ với bạn thông tin chi tiết về nghi thức cúng rằm tháng 8. Mong rằng thông tin giúp bạn có thêm kiến thức nhất định về ngày lễ này. Cập nhật thêm các bài viết chia sẻ văn hóa Việt Nam và công thức nấu ăn tại blog PATO.