Giỏ hàng

TÌM KIẾM

×

LỌC THEO

×

Khám phá văn hóa ẩm thực Tây Bắc cùng các món đặc sản núi rừng

Tây Bắc vùng đất được ví như là một viên ngọc quý được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với những dải núi non trùng trùng điệp điệp, không khí tươi mát, trong lành tránh xa khỏi những khói bụi thành phố. Độc đáo hơn cả vẫn là văn hoá ẩm thực Tây Bắc với những món ăn hấp dẫn, phong phú làm nên thương hiệu của mảnh đất này. Chính vì vậy, hàng năm Tây Bắc luôn là điểm du lịch thu hút hàng ngàn khách đến thăm thú và thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây. Cùng PATO khám phá nét đẹp của văn hoá ẩm thực Tây Bắc qua bài viết dưới đây nhé!

NỘI DUNG CHÍNH [Ẩn]

    Nét đẹp trong văn hoá ẩm thực Tây Bắc - mảnh đất của những người con dân tộc thiểu số

    Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, một vùng xa xôi cách Thủ đô Hà Nội hàng trăm cây số. Nơi đây vẫn giữ được những nét đẹp thuần tự nhiên chưa bị quá trình đô thị hoá sửa đổi tạo nên những khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng khác xa với những nơi trung tâm thành phố. Tây Bắc cũng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông trồng trọt, chăn nuôi.

    Đa dạng với văn hoá ẩm thực Tây Bắc

    Đến với mảnh đất Tây Bắc, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp những thửa ruộng bậc thang hay những đàn gia súc, gia cầm bởi tục chăn nuôi thả rông từ đó tạo nên sự độc đáo cho ẩm thực nơi đây. Cùng với sự sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số ít người là nền văn hoá ẩm thực đa dạng những món ăn chỉ có tại Tây Bắc như: cá nướng gập tại Sơn La, phở chua tại Bắc Hà, đồ nướng tại SaPa,... được chế biến từ những nguyên liệu, gia vị do chính người dân tự tay trồng trọt, thu hoạch như gạo nếp, rau rừng, ớt , hạt dổi,...

    Đa dạng, độc đáo trong nguyên liệu ẩm thực Tây Bắc

    Đa số các món ăn của Tây Bắc đều mang hương vị đặc trưng của núi rừng thiên nhiên. Các vị khách du lịch khi đến trải nghiệm vùng đất này đều sẽ mua những nguyên liệu đặc biệt này về làm quà cho người thân, bạn bè, gia đình.
     

    Hạt mắc khén - nguyên liệu núi rừng Tây Bắc

    Nguyên liệu đầu tiên phải nhắc đến đó là Mắc khén - một trong những sản vật mà thiên nhiên núi rừng ban tặng cho Tây Bắc. Với hương thơm đặc trưng kích thích vị giác cùng hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe thì đây trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong các mâm cơm của người dân, nhà hàng tại nơi đây.

    Hạt dổi giúp các món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn

    Không chỉ có Mắc khén, hạt dổi cũng là một thứ nguyên liệu được con dân Tây Bắc sử dụng thường xuyên trong việc chế biến món ăn nơi đây. Sẽ thật tuyệt vời nếu như sử dụng loại hạt này để tẩm ướp với các loại thịt như gà, trâu, lợn,.. rồi đem đi nướng. Bạn sẽ có được một món ăn thơm, ngon, hấp dẫn mà không nhà hàng nào có thể điều chế ra được công thức. Không chỉ vậy nếu kết hợp cùng chanh, ớt, muối, nước mắm,... sẽ cho ra được những bát nước chấm mà chấm món nào cũng ngon với hương vị khá độc đáo, mới lạ. 

    Mật ong rừng hương vị của thiên nhiên Tây Bắc

    Mật ong rừng là một đặc sản thú vị của Tây Bắc. Thay vì sử dụng nhữnghuc mật được lấy từ những chú ong được nuôi tại vườn nhà thì mật ong rừng được người dân Mù Cang Chải tự tay lấy trong các bờ rừng giữ được hương thơm, vị ngọt của tự nhiên mà nhiều loại mật ong trên thị trường không có được.

    Măng rừng của thiên nhiên Tây Bắc

    Đến với miền đất núi rừng mà không được nếm thử các loại măng được mọc tự nhiên do chính người dân đi rừng, đi núi đốn về như: măng vầu, măng mai, măng trúc, măng nứa,...thì quả là tiếc nuối. Đây là nguyên liệu quen thuộc với các món ăn nơi đây, kích thích vị giác, hương thơm nhè nhẹ để lại vị ngọt trong cổ họng cho mỗi thực khách trải nghiệm các món ăn này.

    Gạo Điện Biên - hạt ngọc trời ban

    Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc đến văn hoá ẩm thực Tây Bắc mà không nhắc đến các loại gạo thơm, ngon độc đáo của nơi đây. Nếu có dịp bạn hãy tự mình nếm thử và mua một ít về làm quà cho người thân những loại gạo như gạo Bắc hương, gạo Tám Điện Biên, gạo Séng Cù,... để trải nghiệm vị ngọt từ những hạt ngọc trời ban cho thiên nhiên Tây Bắc.

    Món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc là gì?

    Tây Bắc thu hút mọi người không chỉ bởi vì vẻ đẹp thiên nhiên mà các nơi khác khó có được mà còn vì những nét đặc trưng trong ẩm thực độc đáo, mới lạ, hấp dẫn. Nhiều người dân trong và ngoài nước đã chọn Tây Bắc làm điểm đến du lịch ẩm thực. Với những món ăn được người dân địa phương tự tay chế biến thì ẩm thực Tây Bắc sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng.

    Pa pỉnh tộp

    Pa Pỉnh Tộp món ăn hấp dẫn của người dân Tây Bắc

    Nghe tên Pa Pỉnh Tộp nhiều người sẽ thấy khá là khó hiểu không rõ đây là món ăn như thế nào, được chế biến từ nguyên liệu gì? Nhưng thực chất đây chỉ là cách gọi của người dân Tây Bắc với món ăn cá nướng. Tuy nhiên, những chú cá được chế biến thành món ăn này đều là cá suối tươi sống được tẩm ướp với các loại gia vị được lấy từ núi rừng Tây Bắc như: lá mắc mật, xả, ớt, mầm măng. Chúng khác xa với những loại cá được nuôi trong bể, ao, hồ. Những miếng thịt cá chắc nịch, tươi ngon cùng vị ngọt thanh mát chính là điểm hấp dẫn nhất của món ăn này.

    Thắng cố

    Thắng cố - món ăn bắt nguồn từ những người dân tộc thiểu số Việt Nam và ngày nay món ăn này đã được lan rộng ra khắp mọi miền tổ quốc. Nhiều không biết, món ăn độc đáo này có quê hương là từ vùng đất H’mông thơ mộng. Bạn có thể đã nếm thử món ăn này ở rất nhiều nơi nhưng khi đến với Tây Bắc hãy một lần thưởng thức món ăn này, khác xa với các nơi khác Thắng cố tại Tây Bắc mang hương vị đặc trưng riêng từ các nguyên liệu độc đáo của rừng núi. 

    Thắng cố đặc trưng của nền ẩm thực vùng Tây Bắc

    Món ăn truyền thống của dân tộc H’mông được người dân chế biến tẩm ướp theo công thức riêng mà chỉ người dân tộc Tây Bắc mới biết tạo nên hương vị đặc trưng, thơm, ngon đến lạ.

    Thịt trâu, thịt lợn gác bếp

    Thịt trâu gác bếp - sự đa dạng, độc đáo của ẩm thực Tây Bắc

    Thịt trâu hay thịt lợn gác bếp là những món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc mà có lẽ ai cũng biết đến hoặc đã từng nghe đến. Món ăn này được chế biến vô cùng đơn giản không hề khó như nhiều người nghĩ. Các loại thịt được người dân lựa chọn phải tươi ngon sau đó đem đi tẩm ướp cùng các gia vị của Tây Bắc đợi cho thịt thấm gia vị rồi đem xiên rồi hong khô dần trên than củi. Khi thịt chín đủ độ dai và giòn thì sẽ được lấy xuống, có thể ăn luôn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

    Cá bống vùi tro

    Cá bống vùi tro đơn giản mà hấp dẫn

    Nhắc đến núi rừng Tây Bắc thì không thể không nhắc đến những con suối chảy róc rách của tự nhiên. Chính vì vậy, người dân nơi đây có nguồn thực phẩm phong phú của tự nhiên và cá bống là một trong số đó. Những chú cá được bắt lên từ các con suối, bờ sông được mọi người sơ chế, làm sạch rồi đem đi tẩm ướp các gia vị. Cũng như tên gọi của món ăn là Cá bống vùi tro thì sau khi tẩm ướp cá bống sẽ được vùi trong tro nóng đợi khoảng 10 - 15 phút là đã có thể thưởng thức. Đây là món ăn độc đáo của người dân Tây Bắc.

    Lạp xưởng hun khói

    Lạp xưởng hương vị đặc trưng tại mảnh đất quê hương Tây Bắc

    Khác với Lạp xưởng của nhiều nơi khác, khi Lạp xưởng tại chính quê hương của chúng - mảnh đất Tây núi rừng luôn mang một hương vị đậm đà, tươi ngon khó có thể diễn tả. Được chế biến theo phương thức cổ truyền được người dân tự tay chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện các công đoạn hun khô thì lập xưởng Tây Bắc trở nên độc đáo, khác biệt xứng đáng để mọi người trải nghiệm khi đến với mảnh đất này.

    Ngoài những món ngon là đặc sản trong văn hoá ẩm thực Tây Bắc thì các bạn có thể khám phá những món ăn thú vị của các vùng miền khác trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp như miền trung, miền tây, miền nam,...

    >> Xem thêm: Khám phá đặc sản miền Tây với những món ăn ngon bậc nhất

    Văn hoá ẩm thực Tây Bắc là một điều độc đáo mà người dân Việt Nam nói chung, người dân miền Bắc nói riêng luôn tự hào. Nếu bạn là một người yêu thích sự trải nghiệm, muốn thử những thứ mới lạ thì hãy một lần đến với mảnh đất này. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ ngay đến PATO qua hotline 1900.2280 để chúng mình hỗ trợ bạn đặt bàn tại các nhà hàng chế biến các món đặc sản Tây Bắc ngon nhất ở Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh nhé!